A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần thiết hay không một bảo tàng nghệ thuật đương đại ? tại Hà Nội

Việc thành lập BT nghệ thuật đương đại (NTĐĐ) Việt Nam là việc bắt buộc phải làm nếu chúng ta không muốn để các thế hệ mai sau trách cứ vì đã  để lọt qua tay những sáng tác nghệ thuật của ngày hôm nay nhưng sẽ là di sản nghệ thuật của ngày mai. Không bắt đầu từ bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ có đủ tiền mua lại các tác phẩm này trong nước chứ chưa nói đến ở nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu không làm được, lịch sử mỹ thuật đương đại Việt Nam hai mươi năm qua sẽ bị khập khiễng, phiến diện. Nếu càng đợi, giá của chúng sẽ càng tăng lên. Muốn vậy, cũng cần thay đổi triệt để cách chọn mua tác phẩm cho các BTMT. Giá trị nghệ thuật và cả lịch sử (đối với tương lai) cần được đặt lên hàng đầu thay cho các tiêu chí về “tính phù hợp”, cần phải có những chuyên gia trong lĩnh vực “săn lùng” tác phẩm tiêu biểu, đào tạo xây dựng một đội ngũ các Curator (quản lý tổ chức triển lãm) chuyên nghiệp để có thể thiết lập được những chương trình đưa NTĐĐ đến với cộng đồng, chứ không phải là một thứ xa xỉ phẩm xa lạ với đời sống. (Đây cũng là một trong những lý do cho sự tồn tại của NTĐĐ).

 

VĂN HÓA GIẢI TRÍ

 

Cần thiết hay không một bảo tàng nghệ thuật đương đại ?
11/11/2007 08:52

 

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: L.Tâm

(HNM) - Sau hai mươi năm, nằm trong dòng chảy đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã đi được một chặng đường dài. Thế nhưng dường như ở Việt Nam lại vẫn chưa có được một bảo tàng đương đại nào cho xứng tầm.

 

Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam từ trước tới nay vẫn được xem như một trung tâm nghệ thuật lớn đại diện cho bộ mặt nghệ thuật của quốc gia, phần dành cho nghệ thuật đương đại được xem là con số không, ngoại trừ phòng triển lãm cho các nghệ sĩ đăng ký thuê hàng tháng. Việc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật đương đại  có lẽ cũng không phải là công việc cấp bách. Và do đó phần lớn các tác phẩm đương đại có giá trị được sáng tác trong những năm 90 đã nằm trọn trong các bộ sưu tập của các cá nhân và bảo tàng nước ngoài (đặc biệt là các bảo tàng châu Á).

 

Thực chất công việc của một bảo tàng là quá đồ sộ. Sức người sức của lại có hạn, nên việc chuyên môn hóa đối với các hoạt động bảo tàng vô cùng cần thiết, hơn là khiến một bảo tàng phải đối diện vấn đề khác nhau của mỹ thuật  Việt Nam. Do vậy, nên chăng bên cạnh một Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) có một bề dày về việc nghiên cứu sưu tầm mỹ thuật cổ, cần thiết có một bảo tàng nghệ thuật đương đại với những cung cách làm việc hoàn toàn khác. Hơn nữa, với diện tích mặt bằng trưng bày quá nhỏ hẹp của BTMTVN (1200m2) hiện nay thì việc phát triển thêm phần trưng bày cho nghệ thuật đương đại là điều quá sức, trong khi không gian của các tác phẩm này đã vượt xa khuôn khổ của những tác phẩm treo tường. Sự không đơn thuần (đa dạng về hình thức và chất liệu) của các tác phẩm đương đại cũng khiến cho từ việc sưu tầm, bảo quản, đến cách thức tiếp cận, tạo dựng các thế hệ công chúng và đưa nghệ thuật đến với xã hội phải được  tiến hành theo một phương thức hoàn toàn mới, chứ  không thể vận động theo thể thức cố hữu của các BTMT hiện nay.

 

Việc thành lập BT nghệ thuật đương đại (NTĐĐ) Việt Nam là việc bắt buộc phải làm nếu chúng ta không muốn để các thế hệ mai sau trách cứ vì đã  để lọt qua tay những sáng tác nghệ thuật của ngày hôm nay nhưng sẽ là di sản nghệ thuật của ngày mai. Không bắt đầu từ bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ có đủ tiền mua lại các tác phẩm này trong nước chứ chưa nói đến ở nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu không làm được, lịch sử mỹ thuật đương đại Việt Nam hai mươi năm qua sẽ bị khập khiễng, phiến diện. Nếu càng đợi, giá của chúng sẽ càng tăng lên. Muốn vậy, cũng cần thay đổi triệt để cách chọn mua tác phẩm cho các BTMT. Giá trị nghệ thuật và cả lịch sử (đối với tương lai) cần được đặt lên hàng đầu thay cho các tiêu chí về “tính phù hợp”, cần phải có những chuyên gia trong lĩnh vực “săn lùng” tác phẩm tiêu biểu, đào tạo xây dựng một đội ngũ các Curator (quản lý tổ chức triển lãm) chuyên nghiệp để có thể thiết lập được những chương trình đưa NTĐĐ đến với cộng đồng, chứ không phải là một thứ xa xỉ phẩm xa lạ với đời sống. (Đây cũng là một trong những lý do cho sự tồn tại của NTĐĐ).

 

Ngoài ra việc xây dựng một BTNTĐĐ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nghệ thuật hôm nay ở Việt Nam theo chiều hướng chuyên nghiệp chứ  không phải là sự tự phát hay manh mún. Tuy nhiên, việc xây dựng này không phải ngày một ngày hai, mà trước  tiên phải tạo được những  tiền đề cơ bản cho một sự phát triển đồng bộ, như việc xây dựng những trung tâm nghệ thuật xung quanh các hoạt động của BTNTĐĐ. Chúng ta hiện nay vẫn có một trung tâm NTĐĐ nhưng hoạt động được chăng hay chớ do kinh phí nhỏ giọt của Nhà nước hoặc Hội MTVN.

 

Nên chăng cần đầu tư để biến trung tâm này thành trung tâm nghệ thuật liên ngành với không gian triển lãm,  thư viện nghệ thuật mở cửa cho tất cả mọi người, không gian giáo dục mỹ thuật, hiệu sách, phòng chiếu phim, thậm chí cả nhà ăn để khách có thể ở đây từ sáng đến tối, sống trọn một ngày trong nghệ thuật. Các loại hình sáng tạo đương đại thường xuyên được giới thiệu quảng bá, để trở thành những tham khảo tốt cho nghệ sĩ trẻ và công chúng trong việc sáng tác và thưởng thức nghệ thuật. Mô hình này đặc biệt cần thiết với Việt Nam nơi dân số trẻ chiếm đại đa số, kém hiểu biết về nghệ thuật thậm chí không-chưa có nhu cầu thưởng thức mỹ thuật. Tiêu chí để lựa chọn người làm việc tại đây nhất thiết phải là năng lực và tác phẩm được giới thiệu nhất thiết phải mang tính nghệ thuật cao, không nặng về tuyên truyền.

 

Một kinh nghiệm thú vị khác về phổ biến mỹ thuật tới công chúng là các “ngày mở xưởng” - “open door” do các họa sĩ tổ chức. Hình thức này khá phổ biến đối với các nghệ sĩ thế giới. Họ thường tổ chức một ngày mở cửa  xưởng làm việc của mình cho công chúng tới xem, giao lưu, trao đổi, mua tác phẩm. Hoạt động này có thể kết hợp tổ chức  tại các trường đào tạo mỹ thuật làm công chúng được tiếp cận với nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật trong ngoài khuôn khổ bảo tàng, trung tâm  hay festival nghệ thuật. Hiện nay, với số lượng đông đảo các họa sĩ Hà Nội sống ở Gia Lâm, hoạt động này chắc chắn sẽ gây được tiếng vang lớn góp phần phổ biến rộng rãi mỹ thuật tới công chúng.

 

Song song với việc thành lập các trung tâm , thì câu hỏi cần trả lời nhanh chóng và xác đáng đó là thông tin về các nghệ sĩ đương đại Việt Nam. Có  một thực tế là, khi tìm thông tin về các nghệ sĩ đương đại Việt Nam, phải qua các trang web của một số ga llery lớn như Quỳnh Gallery, Gallery Artvietnam, các trang web về của cá nhân họa sỹ (Trần Trọng Vũ, Như Huy...), các festival nghệ thuật ở nước ngoài có sự tham gia của các nghệ sỹ Việt Nam mà người nước ngoài hoặc công chúng có được nhiều thông tin nhất về các nghệ sĩ đương đại của Việt Nam. Cần nhanh chóng thiết lập một trang web chuyên về mỹ thuật Việt Nam trong đó cung cấp những thông tin cập nhật về các nghệ sỹ, địa chỉ liên hệ, làm cầu nối cho các nghệ sĩ của ta ra thế giới đồng thời cũng thể hiện sự  quan tâm của Nhà nước tới lĩnh vực này. Trang web này có thể do Hội Mỹ thuật  Việt Nam hoặc Viện Mỹ thuật Việt Nam xây dựng quản lý và cập nhật. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và thiết thực với các nghệ sĩ Việt Nam.

 

Những điều nói trên sẽ là tiền đề để xây dựng ít nhất một BTNTĐĐ để lưu giữ và giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu nhất của Việt Nam sáng tác từ năm 1986 trở lại đây hoặc một trung tâm nghệ thuật đương đại lớn, đa chức năng và liên hoàn; Tổ chức các liên hoan nghệ thuật  đương đại  từ ý tưởng của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ từ các trung tâm  văn hóa nước ngoài, các đại sứ quán, quỹ văn hóa và các doanh nghiệp là hết sức lớn lao và đầy tiềm năng. Nó sẽ góp phần làm nên sự tỏa rạng của NTĐĐ Việt Nam.

 

Đình Thành - T.T Hiền

 

 

http://www.hanoimoi.com.vn/vn/43/150081/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan